Trong các dự án xây dựng lớn hay nhỏ thì nguyên tắc an toàn lao động luôn được đưa lên hàng đầu. Khi bắt đầu mỗi dự án đều sẽ có lớp huấn luyện lao động cho người lao động trong dự án. Xe nâng người nói riêng và máy móc công trình nói chung phải đáp ứng các nguyên tắc an toàn khi sử dụng làm việc trong các dự án xây dựng. Vậy nguyên tắc sử dụng xe nâng người làm việc trên cao bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay thôi nào!
Các loại xe nâng người được sử dụng phổ biến hiện nay
– Xe nâng người Toucan
– Xe nâng người chân nhện
Với mỗi loại xe nâng người khác nhau sẽ điều khiển khác nhau nên khi đào tạo vận hành người được đào tạo sẽ phải học vận hành tất cả các dòng xe nâng người được sử dụng hiện nay. Để đảm bảo khi điều khiển và sử dụng bất cứ dòng xe nâng người nào đều có thể sử dụng thành thạo.
Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng xe nâng người làm việc trên cao
Đối với người sử dụng xe nâng người
– Người sử dụng xe nâng người cần phải học các lớp đào tạo vận hành trước khi làm việc với xe, có đầy đủ giấy chứng nhận vận hành xe nâng người.
– Tuân thủ nghiêm mọi quy định của dự án đưa ra khi làm việc tại công trường.
– Không được uống rượu bia khi làm việc với xe nâng người.
– Không được chơi đùa, leo trèo trên xe trong quá trình làm việc.
Những nguyên tắc khi sử dụng xe nâng người làm việc trên cao
Bước 1: Người vận hành cần phải kiểm tra bên ngoài của xe.
– Kiểm tra xem có bất cứ cành cây, vải vóc, đá,…có mắc trên xe hay không? Nếu có thì người vận hành cần lấy ra cho tất cả các vật cản này bỏ vào thùng rác nơi quy định.
– Kiểm tra lốp xe: Nếu lốp xe đã bị rách hoặc hư hỏng quá nhiều thì cần phải thay thế trước khi sử dụng xe làm việc
– Kiểm tra sàn xe: Dọn sạch sẽ sàn xe, nếu có nước cần phải làm khô nước để tránh gây trơn trượt khi di chuyển trên sàn làm việc của xe.
– Kiểm tra xem tay điều khiển Khi tiến hành kiểm tra bên ngoài xe không có vấn đề gì thì tiếp tục chuyển sang bước 2
Bước 2: Kiểm tra các hệ thống của xe nâng người Kiểm tra toàn bộ tính năng được trang bị trên xe xem còn hoạt động tốt hay không?
– Kiểm tra hệ thống cảnh báo nghiêng của xe
– Kiểm tra hệ thống cảnh báo quá tải
– Kiểm tra hệ thống cảnh báo hạ khẩn cấp
– Kiểm tra hệ thống đèn, còi cảnh báo
– Kiểm tra chân chống chống lật
– Kiểm tra bộ phận điều khiển của Tất các hệ thống trên cần phải được đảm bảo hoạt động bình thường. Bởi đây chính là hệ thống giúp người làm việc trên xe luôn an toàn. Nếu có xảy ra sự cố thì khắc phục luôn không gây mất thời gian khi đang làm việc phải dừng xe để sửa chữa giữa giờ.
Bước 3:
Kiểm tra nhiên liệu đối với xe chạy dầu và kiểm tra bình ắc quy đối với xe chạy điện. Đối với xe chạy dầu cần phải thường xuyên kiểm tra mức dầu nhiên liệu sử dụng. Bởi khi khách hàng quên không đổ nhiên liệu mà dùng đến khi cạn kiệt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xe. Khi xe hết mà khách hàng không biết vẫn cố làm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đống cơ và phải cần kỹ thuật xử lý mới có thể làm việc tiếp được.
Kiểm tra dầu thủy lực, dầu phanh để đảm bảo không không dưới ngưỡng cho phép của nhà sản xuất. Đối với xe chạy điện cần phải kiểm tra để châm nước cho bình ắc quy. Bởi khi ắc quy hết nước sẽ không tích đủ điện để duy trì hoạt động của xe. Khi châm nước cần phải đảm bảo đúng thao tác và đúng quy trình tránh hiện tượng gây cháy nỏ bình ắc quy. Nếu các dòng xe nâng người chạy điện không sử dụng bình ắc quy nước mà sử dụng bình ắc quy khô thì bỏ qua bước châm nước. Việc duy trì nhiên liệu luôn đầy bình và ắc quy luôn đầy nước để duy trì hoạt động của xe nâng người luôn trong trạng thái tốt nhất.
Bước 4:
Chú ý quan sát và đánh giá tình hình vị trí làm việc
– Khi lên xe làm việc khách hàng trèo bằng cầu thang lên xe cấm trèo thành xe hoặc trèo cần xe hoặc thanh của xe. Để tránh nguy hiểm trong quá trình làm việc .
– Cần đánh giá nền làm việc của xe: Nếu nền yếu hoặc có khả năng gây xụt lún thì cần có biện pháp giải quyết để tránh gây nghiêng đổ xe khi di chuyển trên những vị trí này. Cần tránh xa những khu vực nguy hiểm không cố đi vào. Nếu nền trươn trượt thì không di chuyển xe vào đây sẽ gây tình trạng không điều khiển xe theo mong muốn của mình rất nguy hiểm.
– Cần tránh xa các đường dây điện để tránh gây chập hoặc đứt dây điện gây nguy hiểm với người đứng trên sàn làm việc
– Tránh các vật càn như thanh gỗ, gầm cầu để không bị va đập vào người và gây nguy hiểm
– Người sử dụng xe cần quan sát kỹ càng trước khi di chuyển xe đến vị trí làm việc khác nhau
Bước 5: Không làm việc trong điều kiện tự nhiên gây bất lợi Khi trời mưa to, gió lớn kèm theo sấm chớp thì không làm việc dưới thời tiết này. Nếu cố tình làm sẽ gây nguy hiểm cho người làm việc.
Bước 6: Người vận hành cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động: Áo bảo hộ lao động, áo phản quang, dây đai an toàn, mũ an toàn, kính mắt, giày đi trong công trường. Tất cả phải có đầy đủ để đảm bảo không gây vướng mắc trong quá trình làm việc. Vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, và đáp ứng đụng nội quy của dự án.
Bước 7: Khi kết thúc hoạt động với xe nâng người nâng người cần tắt kết nối, rút chìa khóa xe và để vào khu vực quy định. Kiểm tra 1 lần xe nâng người trước khi về.
Đưa xe vào khu vực tập kết riêng của xe, không để xe không đúng vị trí sẽ bị tình trạng trộm cắp các vật tư trên xe.
Đối với xe nâng người chạy điện cần phải thêm bước cắm sạc cho xe để xe có thể làm việc được sau ca tiếp theo.
Bên trên là 7 bước cực kỳ quan trọng để giúp người và xe nâng người làm việc trên cao luôn an toàn. Nên người sử dụng xe nâng người cần phải nắm lòng nguyên tắc này khi làm việc trên xe nâng người. Ngoài những bước trên trong quá trình sử dụng xe nâng người cần được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng xe để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của xe. Việc định kỳ bảo dưỡng xe giúp thiết bị làm việc ổn định, không phát sinh lỗi nhỏ trong quá trình làm việc. Với những chia sẻ về nguyên tắc sử dụng xe nâng người an toàn mong rằng cung cấp thông tin hữu ích đến khách hàng. Khách hàng sẽ bỏ túi cho mình những thông tin hữu ích để luôn giữ an toàn cao nhất khi làm việc với xe nâng người. Chúc quý khách hàng luôn an toàn – làm việc tốt nhất- hiệu quả nhất khi làm việc với xe nâng người. Khách hàng cần tư vấn lựa chọn xe nâng người phù hợp vui lòng liên hệ hotline: 0904 153 777 để nhận tự vấn tốt nhất.
Văn bản pháp luật quy định về vận hành an toàn xe nâng người
Thông tư số 48/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh xã hội ban hành năm 2015 quy định rõ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người. Bạn có thể tham khảo tại đây:
Nguồn: http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-48-2015-tt-bldtbxh-18352?cbid=12919
FAQ: CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Khi học nguyên tắc an toàn khi sử dụng xe nâng người khách hàng sẽ tránh được những tai nạn khi làm việc với xe nâng người.
Những người được đào tạo vận hành xe nâng người, người có chứng chỉ vận hành.
Phải kiểm tra xe toàn bộ bền ngoài và các chức năng của xe. Đảm bảo xe hoạt động tốt và không bị lỗi mới tiếp tục làm việc với xe nâng người.